0

Sương sâm lá dày

Sương sâm lá dày

Cây sương sâm thuộc loại cây dược liệu quý được phân bổ ở nhiều nơi như: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, trong đó vùng Đông Nam Bộ được bà con trồng nhiều hơn cả.

Trong Đông y, cây sương sâm có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt độ cơ thể, có tính giải độc, lợi tiểu… Rễ sương sâm có vị đắng, tính hàn cũng có nhiều tác dụng lợi tiểu, giải độc.

Thực tế kỹ thuật trồng cây sương sâm rất dễ nhưng nếu không biết cách chăm sóc cũng sẽ dễ chết, lá thưa. Do đó, để trồng cây sương sâm thành công cần nắm vững kỹ thuật dưới đây:

Kỹ thuật trồng cây sương sâm làm dược liệu quý cho cả gia đình - ảnh 1

Kỹ thuật trồng cây sương sâm vừa làm thuốc chữa bệnh vừa làm thạch ăn rất ngon.  

Giống cây sương sâm

Cây sương sâm có 2 loại. Loại lá trơn và lá hình quả tim có lông mịn, gọi là sương sâm lông, tức lá mối. Trong đó loại sương sâm lông vò với nước nhanh đông hơn nên thường được làm thạch.  

Cách ủ hạt và ươm giống cây sương sâm

Trước khi trồng cây sương sâm cần xử lý ngâm hạt giống với nước ấm để qua đêm. Sau đó hãy dùng khăn giấy ủ hạt và để vào nơi có ánh sáng hoặc bóng râm. Lưu ý khi ủ hạt cần phải tưới nước phun sương 2 lần. Chỉ trong khoảng 3 đến 4 ngày thì hạt sẽ nảy mầm. 

Khi hạt đã nảy mầm cần bỏ hạt đã nở nanh vào miệng bầu ươm sâu khoản 1cm. Tiếp tục ươm bầu khoảng vài ngày để cây lên chồi rồi mới có thể đem trồng xuống đất. Lưu ý cần giâm bầu ở nơi râm mát.

Đất trồng thích hợp cho cây sương sâm

Mặc dù có thể thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo độ thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ mùn cao và được che chắn dưới bóng râm. Khi trồng cần tuyệt đối tránh vùng đất trũng, đất ngầm quá cao khiến cây dễ mắc bệnh.

Kỹ thuật trồng cây sương sâm

Kỹ thuật trồng cây sương sâm khá đơn giản sau khi đã thực hiện xong các bước ủ, ươm hạt. Khoảng cách trồng phải tùy theo mảnh đất tốt hay xấu để lựa chọn cho phù hợp.

Trong thời gian đầu khi mới trồng cây sương sâm cần che nắng, che mưa. Hạn chế việc vun xới đất sau khi trồng tránh làm đứt rễ, cây lâu hồi phục và dễ bị nhiễm nấm bệnh. Vốn là cây leo nên việc làm giàn cho cây sương sâm khá quan trọng giúp cây leo nhanh, ra nhiều ngọn, dễ dàng trong việc thu hoạch.  

Cách chăm sóc và bón phân cho cây sương sâm

Chăm sóc cây sương sâm không quá khó chỉ cần đảm bảo độ ẩm, thành phần bón phân phù hợp là cây có thể phát triển đồng đều. Sau mỗi đợt thu hoạch lá cũng cần phải bón thêm NPK nhằm tăng nguồn dinh dưỡng.

Sưu tầm

sưu tầm