0

Cây rau gia vị

Cây rau gia vị, hành, húng, tía tô, ngò, quế, mùi tàu

10 Loại Cây Gia Vị Tốt Cho Sức Khoẻ

Mùi ta, thì là, hành, húng quế... không chỉ là những loại rau thơm không thể thiếu trong nhiều món ăn, chúng còn rất dễ trồng và có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

 

Top of Form

Bottom of Form

Trong ẩm thực Việt Nam, rau thơm là một thành phần vô cùng quan trọng. Các loại rau thơm thường chứa nhiều tinh dầu, không chỉ giúp bữa ăn trở nên ngon miệng mà còn là nguồn thuốc Nam an toàn, tiện lợi.

1.Thì là

Thì là là loại rau không thể thiếu trong các món cá Việt Nam. Nhờ mùi thơm nồng ấm, thì là giúp khử mùi tanh của cá cũng như một số loại thực phẩm có vị tanh khác đồng thời làm tôn lên hương vị của món đó.

Thì là được trồng từ hạt, trước khi trồng cần ngâm hạt trong nước vài tiếng. Loại rau gia vị này ít chịu sâu bệnh, nên được trồng trong đất tơi xốp và giữ ẩm thường xuyên. Thời gian thích hợp nhất để trồng thì là là tháng 9-10.

2. Tía tô

Tía tô là loại rau gia vị thường dùng hàng ngày, có hương thơm mát dễ chịu nên thường được ăn kèm với các loại thịt, lòng, cá.

Tía tô có thể được trồng từ một cành cũ, lưu ý bỏ hết lá phía dưới và chỉ để lại cành với hai lá non phía trên để ngâm vào bát nước


Với tính ấm, vị cay, tía tô là vị thuốc tuyệt vời để giải cảm, chữa ho và giảm đau. Giữa lúc mệt mỏi, bát cháo nóng hổi thơm sực mùi tía tô cùng ít hành lá sẽ giúp người ốm toát mồ hôi, nhẹ hẳn người.

Tía tô có thể trồng quanh năm bằng hạt hoặc bằng thân. Nếu trồng từ một cành cũ, bạn nên bỏ hết lá phía dưới và chỉ để lại hai lá non phía trên, cắt một đoạn 5-7cm rồi ngâm vào bát nước, để ở nơi có nhiều ánh sáng. Khi rễ mọc dài ra, bạn có thể lấy khỏi bát nước và trồng vào đất.

3. Kinh giới

Kinh giới có vị thơm mát dễ chịu, ít nồng nên thường được ăn sống cùng các loại rau khác kèm với nem cuốn, gỏi, bún, thịt rừng… vừa để giảm tính hàn trong các món, vừa tăng hương vị cho món ăn.

Kinh giới được trồng bằng hạt hoặc bằng thân, thu hoạch sau khoảng 30 – 45 ngày trồng, có thể trồng nhiều lứa một năm. Khi trồng cần lưu ý giữ ẩm thường xuyên cho đất và không thu hoạch sau khi cây ra hoa.

4. Rau răm

Rau răm có tính ấm nóng nên thường được dùng ăn kèm với các món lạnh, vừa để tránh đau bụng lại tăng hương vị cho món ăn.


Rau răm rất dễ trồng, dễ sống vì có nhiều rễ, dễ thích nghi với các loại đất. Có thể trồng rau răm bằng cách cắt ngang thân cây giống, lấy từng đoạn cành khoảng 15cm có 5-6 mắt rồi, lấp 2/3 đoạn cành và tưới nhiều nước ấm cho cây ra rễ nhanh. Khi cây rau đã lên nhiều chồi, lá vươn dài là có thể thu hoạch được.

5. Rau mùi (ngò rí)

Rau mùi là một trong những loại rau thơm phổ biến nhất ở Việt Nam. Mùi thơm dễ chịu, vừa có thể dùng để tăng hương vị món ăn lại có thể dùng để trang trí.


Mùa đông và đầu xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng mùi.

Mùa đông và đầu xuân là thời điểm thích hợp nhất để trồng mùi. Mùi được trồng bằng hạt, trước khi trồng cần giã nhẹ cho hai phần hạt tách rời ra cho dễ nảy mầm, ngâm hạt qua đêm trong nước ấm rồi gói trong khăn ẩm trong vài ngày. Khi mầm đã nứt vỏ, bạn có thể gieo vào đất.

6. Húng quế

Húng quế vừa có vị ngọt lại vừa cay, hương thơm hăng nồng đặc trưng khó lẫn, thoảng vị quế, được dùng để ăn kèm với các loại thịt luộc, gỏi cuốn.


Lá húng có tác dụng tuyệt vời khi ăn vào hoặc dùng đắp ngoài.

Húng có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng cành vì trên thân có nhiều mầm rễ. Khi trồng bằng cành, bạn cần cắt một đoạn khoảng 10-15cm rồi lấp đất vào 2/3 chiều dài của cành, tưới nước đủ để giữ ẩm cho cành dễ ra rễ, đâm chồi. Khoảng 1 tháng sau khi trồng là có thể thu hoạch húng.

7. Mùi tàu (ngò gai)

Mùi tàu có hương thơm hơi hắc, tính ấm, thường được ăn sống và cả nấu chín, nhất là các món măng.


Cây mùi tàu rất dễ sống, ít sâu bệnh nên không cần chăm sóc nhiều.

Mùi tàu được trồng bằng hạt, có thể gieo thẳng vào đất, tưới nước cho đất đủ ẩm. Cây dễ sống, ít sâu bệnh nên việc chăm sóc khá đơn giản, có thể trồng nhiều lần trong năm do ít bị ảnh hưởng của thời tiết. Sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể bắt đầu tỉa ăn dần.

8.Hành

Hành là loại rau gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, có mặt trong các loại phở, bún nước…


Cách dễ nhất để trồng hành là bỏ hết lá, giữ lại phần gốc trắng bên dưới rồi trồng trong chậu đất.

Để trồng tại nhà, cách dễ nhất là trồng từ củ hành đã có. Cắt phần lá xanh phía trên để nấu ăn và giữ lại toàn bộ phần gốc trắng bên dưới rồi trồng trong chậu đất sao cho thân hành lộ ra khoảng 2-3cm.

Nếu không trồng trong đất, có thể đặt phần gốc đó vào cốc nước sao cho toàn bộ rễ ngập trong nước để tránh thối, thay nước hai ngày một lần. Hành sẽ dễ dàng mọc chồi và sớm ra các thân hành mới.

9.Diếp cá

Diếp cá phổ biến ở miền Nam hơn là miền Bắc, có vị cay chua, mùi tanh, tính mát.


Diếp cá ưa ẩm, chịu nhiệt độ cao và không kén đất, có thể trồng quanh năm từ cành giâm hoặc tách chiết gốc từ cây con. Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng có thể thu hoạch diếp cá, cắt hết thân cây, để lại một đoạn 1-2cm rồi bón thêm lớp đất dinh dưỡng.

10.Ngò om (ngổ)

Ngổ có vị thanh mát, khi ăn sống thấy nhân nhẩn đắng nhưng nhai kỹ lại thấy ngọt trong miệng. Món canh chua theo kiểu miền Nam có thêm ít rau ngổ sẽ hấp dẫn tuyệt vời.

Ngổ cũng là loại cây có thể trồng từ thân, chỉ giữ lại 1 đoạn thân và trồng vào đất, tưới nhiều nước là cây sẽ lên.

Ngổ dễ sống, trồng được quanh năm nhưng cần đảm bảo đất nhiều mùn, giữ ẩm tốt. Có thể trồng ngổ bằng các đoạn ngọn dài 15-18cm rồi trồng vào đất, tưới hai lần mỗi ngày.

Khi thu hoạch, cắt để lại khoảng 3-4cm trên mặt chậu cho lá mới lên, thu hoạch lại cho tới khi năng suất giảm thì cần thay lượt cây mới.

NGUỒN: SƯU TẦM

 

sưu tầm